Các ban trong Chùa

1- Ban Tam bảo:

Tam bảo là ba ngôi báu gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong nhân gian, người ta thường coi vật báu là lụa là gấm vóc ngọc ngà, những thứ có thể đem lại lợi ích, thỏa mãn lòng ham muốn. Thế nhưng trong Phật giáo, những thứ vật chất ấy lại thật tầm thường, bởi dù có bao nhiêu ngọc ngà vàng bạc cũng không thể giúp chúng sinh thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử.

Không thể vượt qua khỏi tam giới, tam đồ, lục đạo… Chỉ có ba ngôi báu của của Phật giáo mới đủ sức dẫn dắt những chúng sinh thoát khỏi những khổ đau ấy. Ba ngôi báu này giống như ngọn đèn sáng để chúng sinh tin và làm theo, từ đó thoát khỏi sự đau khổ, tìm được sự hoan hỉ.

2- Ban thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người.

Ban thờ Mẫu đối với người dân đất Bắc là hết sức quan trọng. Ban thờ này có thể được lập trong chùa để thờ phụng người được gọi là nữ thần mẹ. Hiện nay, có rất nhiều Mẫu đang được thờ phúng, đó là:

  • Mẫu Thượng Ngàn
  • Mẫu Thoải
  • Mẫu Địa Phủ
  • Mẫu Liễu
  • Mẫu Thượng Thiên
  • Mẫu Liễu Hạnh,…

Đạo thờ Mẫu được bài trí rất đa dạng, phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể. Song nhìn chung thì điện thờ mẫu được bài trí như sau:

  • Hậu cung (cung cấm) là nơi thâm nghiêm để đặt TAM TÒA THÁNH MẪU

Tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, có sắc phục màu đỏ. Đó là tượng Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Mẫu Nghi Thiên Hạ).
Tượng bên phải có sắc phục màu xanh là Mẫu Đệ Nhị Thượng.
Tượng phía bên trái là tượng Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc sắc phục trắng.

Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn được gọi là Công Đông Tứ Phủ ban thờ này bao gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra

Chùa Vạn Niên