CÔNG ĐỨC DÂNG HOA CÚNG DƯỜNG PHẬT

2941 lượt xem

Hoa còn là một biểu pháp, nhân vì những khí vật trong nhà Phật đều có hàm ý tiêu biểu: Hoa tiêu biểu cho nhân, sau khi hoa nở thì kết trái, hoa tiêu biểu cho 6 độ muôn hạnh. Hoa tiêu biểu cho thiền định, đem công đức tu thiền định để cúng dường Phật. Tất cả công đức đều là từ trong thiền định mà khơi mở, chỉ có công đức thiền định mới hay đoạn trừ phiền não, sạch hết sinh tử, cuối cùng chứng được quả Phật. Dâng hoa cúng Phật được nhiều công đức phước báu thù thắng.

Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp tại núi Linh Thứu, Đại Phạm Thiên Vương dâng lên cành hoa Kim Sắc Ba La Mật, Phật Thích Ca Mâu Ni liền nâng cành hoa lên để thị ý đại chúng, đại chúng đều ngơ ngác, chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp “Phá nhan vi tiếu mỉm miệng cười”. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Đây là pháp môn không lập văn tự, truyền ngoài giáo điển, hiện tại giao cho Ma Ha Ca Diếp”. Nhân thế mà Thiền Tông tôn Ngài Ma Ha Ca Diếp làm Sơ Tổ. Thành ngữ “Phá nhan vi tiếu miệng mỉm cười” cũng nói rõ việc dâng hoa cúng Phật, đã có từ thời Phật còn tại thế.

Cúng dường Tam bảo

Phật giáo Ấn Độ, hoa cúng dường là một trong sáu món dùng để dâng cúng Phật, Bồ Tát các món cúng dường đều có sự biểu trưng:

Hoa tiêu biểu cho bố thí, vì bố thí thì khiến người sanh hoan hỷ.
Hương tiêu biểu cho trì giới, vì trì giới thì hạnh nghiệp thơm lừng.
Đèn tiêu biểu cho nhẫn nhục, vì nhẫn nhục thì chuyển lửa sân hận thành ánh sáng lớn (đại quang minh).
Nước tiêu biểu cho tinh tấn, vì tinh tấn thì sẽ đượm nhuần pháp thân.
Quả tiêu biểu cho thiền định, vì thiền định thì hay thành tựu được quả vị Phật.
Nhạc tiêu biểu cho trí tuệ, vì trí tuệ thì hay sanh ra các pháp.
Dâng hoa lên chư Phật Bồ Tát còn gọi là hiến hoa, hoa rải lên Phật đài, đạo tràng,… gọi là tán hoa.
Trong kinh điển Phật giáo thường đề cập đến hoa báu từ trên trời rơi xuống như phẩm Thí Dụ kinh Pháp Hoa: “Nếu lúc muốn đi thì có hoa báu đỡ chân”. Hoa báu là chỉ cho các loại trân bảo hợp thành.
Hoa cúng là một trong sáu loại cúng dường trong Phật giáo. Phong tục Ấn Độ truyền thống xưa thường dùng vòng hoa hoặc rải hoa để cúng dường Phật.
Vòng hoa dùng chỉ kết lại thành, rồi đem đeo lên trên cổ Thánh tượng. Tỳ Kheo không được dùng hoa để trang sức trên thân, chỉ được treo trong thất, hoặc dùng để cúng dường Phật.
Kinh Vô Lượng Thọ chép: “Tất cả chư Thiên, đều dâng trăm ngàn hoa hương ở cõi trời, muôn thứ kỹ nhạc để cúng dường Đức Phật”.
Kinh Pháp Hoa chép: “Có đến 10 thứ cúng dường. Lại đem hoa để ở đầu tiên, nhân vì hoa rất thơm, đẹp dùng để trang nghiêm”. Đem hương thơm thanh khiết của hoa dâng lên trang nghiêm cúng dường Phật.
Soạn Tập Bách Dụ Kinh chép: “Có một người hái hoa, gom những bông hoa lại rồi kết thành tràng hoa cúng dường tháp Phật, sau khi chết được phước báu sanh về cõi trời”.
Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh chép: “Đâng hoa cúng Phật được 10 thứ công đức:
1. Ở thế gian thường tốt đẹp như hoa.
2. Trên thân không có mùi hôi dơ.
3. Phước đức và giới hạnh lan tỏa khắp nơi.
4. Sanh ở chỗ nào lỗ mũi không hư hoại hay phân biệt được mùi của các loài hương.
5. Ở thế gian mà vượt hơn thế gian được mọi người kính ngưỡng.
6. Thân thường giữ được mùi hương thơm sạch.
7. Ưa thích nghe chánh pháp, thọ trì đọc tụng.
8. Có phước báu rộng lớn.
9. Mạng chung sanh về cõi trời.
10. Mau chứng được đạo Niết Bàn.
Hoa cúng dường Phật trong kinh điển ghi rằng: Thường thấy có hoa Ưu Bát La (hoa sen xanh), Bát đầu Đặc Ma Hoa (hoa sen hồng), Câu Vật Đầu Hoa (hoa sen trắng), Phân Đà Lợi Hoa (hoa sen trắng lớn) có 4 loại như thế. Hoặc Mạn Đà La Hoa, Ma Ha Mạn Đà La Hoa, Mạn Thù Sa và Ma Ha Mạn Thù Sa hoa, có 4 loại như thế
Cúng dường hoa trong biểu đạt được tấm lòng kiền thành, lại cũng là việc gieo trồng công đức phước báu, trí huệ tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại và tương lai, từ đó cũng tự trang sức cho hoàn cảnh tự viện tốt đẹp.

Chùa Vạn Niên