Hãy nói không với hương tẩm hóa chất

636 lượt xem

Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế, khói hương độc hại không kém khói thuốc lá. Khi đốt cháy, chất độc từ hóa chất trong hương sẽ tác động đến đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mãn tính và phá hủy các tổ chức cơ thể, dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen.

Hương (nhang) là sản phẩm quen thuộc của mỗi gia đình Việt mỗi khi thắp hương dâng lên ông bà tổ tiên là một nét văn hóa đẹp của Việt Nam.

Chính vì vậy Nhu cầu về hương (nhang) của người Việt đang tăng nhà nào cũng mua nhiều hơn để thắp trên bàn thờ tổ tiên, đi lễ đền chùa… Và ai cũng chọn cho mình loại hương (nhang) thật thơm, cuốn tàn đẹp.

Đáp ứng nhu cầu này, thị trường hương cũng ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều mẫu mã chủng loại vô cùng phong phú.

Trước đây, hương được làm từ các loại gỗ, rễ cây, rất ít khói khi thắp, có hương thơm dịu, sâu và thời gian cháy của hương rất lâu.

Khói hương không độc hoặc ít độc vì hương được làm từ gỗ hương liệu như trầm hương, bột quế và hoa ngâu, mùn cưa chọn lọc và có các hương vị của thuốc bắc… Khi đốt, hương sẽ tỏa hương thơm không gây hại.

Ngày nay, nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, nhiều người sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều hóa chất tẩm ướp không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tạo mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc hại.

Theo nguồn Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ NN-PTNT “ khi ngâm tăm hương vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat.

Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn.

Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5 gây hại cho sức khỏe.

Tại các đình chùa cắm hàng trăm nén nhang cùng một lúc, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ.

Người tiêu dùng hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn. Đặc biệt là bệnh hô hấp và ung thư vòm họng.

Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên với khói hương có P205 sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa.

Do đó, để tránh cả gia đình bị ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt trong những ngày lễ, Tết khi phải thắp hương nhiều, liên tục, bạn nên lưu ý chọn hương có màu vàng sậm tự nhiên bởi đây là màu của thảo mộc, nên tránh chọn loại hương có màu vàng óng. Tốt nhất là tìm mua nhang ở những cơ sở cửa hàng có uy tín, hương truyền thống.

Để phân biệt nhang sử dụng hóa chất, các cơ sở sản xuất nhang thắp lâu năm đều cho rằng, cần nhận biết ở mùi của cây nhang.

Nhang sản xuất từ thảo mộc tự nhiên chủ yếu là có mùi tương tự thuốc bắc, có thể để nhang 1 năm mà không mất mùi, còn nhang sử dụng hóa chất chỉ cần bỏ cây nhang ra ngoài khoảng một tháng là mất mùi thơm ngay.

Ngoài ra, với một nén nhang bình thường, thời gian cháy khoảng 1h – 1h30. Còn nhang tẩm hóa chất chỉ cháy trong vòng 30 – 45 phút vì loại nhang này được tẩm thêm chất dễ cháy nên cháy nhanh hơn nhang bình thường.

“Đốt nén tâm hương trước Phật đài,

Ngũ phần dâng trọn Đức Như Lai,

Cầu xin nhân loại lên bờ giác,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Đốt nén tâm hương cúng Phật Đà,

Lòng thành gởi tận chốn bao la,

Cầu xin Tam bảo thường gia hộ,

Đạo pháp hoằng thông đến mọi nhà.

Đốt nén tâm hương ở Ta bà,

Nhớ lời di huấn Đức Thích Ca,

Cầu xin Bồ tát Tùng Địa Xuất

Thầm giúp cho người được nhàn ca”.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Dẫu biết rằng đến Đình, Chùa, hay trước ban thờ gia tiên thì phải thắp hương, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý biết lựa trọn hương để vừa có nén hương thơm dâng cúng nhưng vẫn giữ giàn sức khỏe cho mình và người thân.

Khi thắp nhang, bạn phải luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ, gây hại cho người hít. Không nên đốt nhang gần chỗ có người ngủ nghỉ.

Những người già, trẻ nhỏ và đặc biệt những người có tiểu sử bệnh hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương như đền chùa, miếu mạo vì các nơi đó có nhiều que nhang thường được đồng loạt thắp lên với số lượng người tập trung đông sẽ gây nên không khí ngột ngạt. Nếu có dấu hiệu ho sặc, khó thở, cay mắt vì khói nhang bạn nên ra chỗ thoáng mát nghỉ ngơi.

Nhóm BT

Chùa Vạn Niên