Nét đẹp văn hóa trong nghi lễ đi Chùa đầu năm

1361 lượt xem

Đi chùa lễ Phật vào đầu năm là một nét văn hóa vô cùng đẹp của người Việt, văn hóa tín ngưỡng đem ánh sáng chánh pháp, mang sự giác ngộ hướng thiện và an lạc đến với mọi người.

 

Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành

Chùa là nơi thờ Phật, Bồ tát và những bậc thánh hiền, những vĩ nhân có trí tuệ siêu việt, hạnh nguyện từ bi vô lượng, các vị Thánh là người có công với nhân loại, với Tổ quốc. Chúng sinh đến chùa ngoài việc tôn thờ, kính ngưỡng mà còn để nhớ, để học hỏi, noi gương sáng và làm theo ý tưởng cao cả của Đức Phật, và các vị Thánh hiền

Để được hiểu thêm về “Phép tắc của người phật tử tại gia” phóng viên đã tìm về chùa Vạn Niên, ngôi cổ tự tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long.

thuong-toa-thich-minh-tue-tru-tri-chua-van-nien-w768-h894.jpg

Thượng Tọa Thích Minh Tuệ, trụ trì chùa Vạn Niên

Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ. Những công trình được làm bằng gỗ đều được trang trí, trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo đậm nét văn hóa phương Đông

Chùa còn lưu giữ bộ di vật gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị tâm linh, lịch sử và văn hoá nghệ thuật cao, còn có bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long.

Chúng tôi được Thượng Tọa Thích Minh Tuệ trụ trì chùa Vạn Niên giảng giải cho chúng tôi về phép tắc của người phật tử khi đi lễ chùa: “Các con tìm đến cửa chùa là tìm đến của cội nguồn của giác ngộ, để phát triển lòng từ bi, hỷ, xả, độ sinh rộng lớn, từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, xấu, ác.

Nhưng không phải phật tử nào đến được cửa chùa hiểu được ý nghĩa thiêng liêng rằng Đức Phật là nhà tư tưởng nhà triết học lớn, đâu phải là một vị thánh hay vị thần để chúng ta đến chùa cầu xin ban phát tài lộc …đến chùa là tìm đến những giáo lý của Đức Phật.

Phật tử tìm đến của chùa với nhiều lý do, cầu tài, cầu lộc, cầu bình an…nhưng lại không biết hết phép tắc và ý nghĩa của việc đến chùa lễ Phật. Vẫn còn đó những quan niệm phải sắm nhiều lễ vật như: Rượu, thịt, hoa, quả, tiền vàng, tiền thật.

Với suy nghĩ lễ càng lớn thì lộc càng nhiều…Chính những suy nghĩ như vậy nhiều phật tử đến chùa không để ý đến phép tắc, mà chỉ nghĩ đến “Hối lộ” Đức Phật như thế nào để tài lộc về nhà mình nhiều hơn.

Tổng thể thiết kế kiến trúc của chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính (đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ. Xung quanh không gian của chùa được trồng nhiều cây cảnh tạo sự trong lành cho ngôi chùa

Nhiều người đi lễ vẫn quan niệm muốn được nhiều lộc thì phải dâng đến tận nơi, phải bầy ra thật nhiều thì Phật, Thánh mới chứng, chính vì vậy hiện tượng tiền dâng đặt bừa bãi lên ban thờ phật, tiền đặt vào mâm hoa quả, nhiều người thì đổi thật nhiều tiền lẻ đặt vào tay từng vị tượng Phật chắc rằng họ sợ ngài chứng nhầm.

Nghi lễ là nghi thức, khuôn mẫu lễ vật là biểu hiện của thân, miệng, lòng thành kính cũng như những ước nguyện của người hành lễ. Dâng lễ cúng dàng làm chúng sinh như được gần với Phật, Bồ Tát và các vị Thánh hiền hơn, được kết duyên lành dưới ánh từ quang Tam Bảo mà noi theo bước chân của ngài.

tuong-phat-bang-ngoc-jadeit-tu-nhien-w333-h385.jpg

Tượng Phật bằng ngọc Jadeit tự nhiên

Lễ vật đem đến chùa dâng cúng Tam Bảo không phải là mâm cao cỗ đầy, mà đó là hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, quả ngọt, nước trong, trà hương. Đặt tiền nhiều ít tùy duyên cho vào hòm công đức, hay dâng trực tiếp cho thầy trụ trì, không được đặt lên ban Tam Bảo, hay ban Thánh Hiền.

Khi đến cửa chùa không nên nói to gọi nhau ý ới, không mặc quần lửng, váy ngắn. Trang phục trang nghiêm sạch sẽ, không leo trèo bẻ trái, hái hoa. Không dâng vàng mã rượu thịt trong chùa.

Người đi lễ chùa là tiêu biểu cho nếp sống văn hóa tâm linh, phải được thể hiện từ trang phục, đi đứng nói năng nhẹ nhàng thanh lịch, thái độ hòa ái kính Phật trọng Tăng.

3-w640-h400.jpg

Tôn Tượng Ngài Ma Lị Chư Thiên

Đến cửa chùa nên xuống xe, tắt máy để đúng nơi quy định. Vào chùa trước hết phải gặp Tăng, Ni tay chấp miệng “Nam Mô A Di Đà Phật” Bạch lễ với thầy trụ trì hay ban tiếp lễ”.

Tuân thủ những nghi thức, lễ nghi khi đi lễ chùa cũng là cách tôn trọng văn hóa tâm linh cần phải có của mỗi con người khi đến với chốn linh thiêng mà ai trong chúng ta cũng cần phải học. 

Tịnh Thủy

Theo Báo Công lý

https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/net-dep-van-hoa-trong-nghi-le-di-chua-dau-nam-34110.html

 

Chùa Vạn Niên