Không khí Chùa Vạn Niên những ngày đầu năm Canh Tý

1701 lượt xem

Chùa Vạn Niên – ngôi cổ tự hàng ngàn năm tuổi nằm tĩnh lặng, trầm mặc ở khu vực phía Tây của Hồ Tây – thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ.

Chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được coi là một trong những ngôi chùa liêng thiêng nhất của kinh thành. 

Theo sử sách chép lại: Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay). Trước đây chùa có tên là chùa Vạn Tuệ sau này mới được đổi tên thành chùa Vạn Niên và là một trong những ngôi chùa theo phái Mật Tông. Nơi đây hiện nay không chỉ được biết đến là một địa điểm tâm linh mà còn là một địa điểm du lịch tại Hà Nội.

Ngay từ sáng mùng 1 Tết (25/1), rất đông người dân đã về chùa Vạn Niên để cầu mong bình an và may mắn trong năm mới.

Một số hình ảnh ghi nhận tại Chùa Vạn Niên sáng ngày mồng 1 Tết Canh Tý.

Cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc.
Họ đến chùa không chỉ để cầu may hay gột bỏ những ưu phiền, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Tất cả những điều đó như một gam màu lấp lánh, tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam.
Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người người Việt, họ tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.
Cho dù cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh bao nhiêu thì những phong tục hay nét văn hóa riêng đi chùa ngày Tết vẫn luôn được người dân lưu giữ và sống mãi với thời gian.
Cõi tâm linh trong cuộc sống chúng ta là một thứ gì đó rất thiêng liêng và đáng trân quý, nơi đó chúng ta gửi gắm bao điều chúc, điều ước tốt đẹp đến với mọi người, với gia đình. Vì thế mà những nét đẹp văn hóa của người Việt vẫn luôn là niềm tự hào cần lưu giữ.
Tượng 18 vị La Hán tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả.
Tượng Phật ngọc: toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng nặng gần 600 cân được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn. Sau 2 năm, Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7)
Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên. Sau khi được vua phê chuẩn, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay. Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.
Không chỉ đến chùa để vãn cảnh hay cầu nguyện cho năm mới, mà đến chùa còn là nơi để mọi người biết luật nhân – quả, tránh làm điều ác, gây nghiệp
Một vị Phật tử đứng cầu nguyện trước tượng phật Thích Ca
Những du khách, Phật tử đến chùa cùng chụp lại bức ảnh lưu niệm
Các cháu nhỏ được bố mẹ đưa đến chùa Vạn Niên, tạo dáng chụp ảnh

Quảng Từ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Vạn Niên