KINH DƯỢC SU THẤT PHẬT BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC Phần 1

1677 lượt xem

Đàn Dược – Sư tại Chùa Vạn Niên, Tây Hồ, Hà Nội

 

 

KINH

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT

BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC

Hán dịch:

Sa – môn Nghĩa Tịnh

 

Việt dịch Chính Kinh:

Tỳ – kheo Thích Nguyệt Chơn

 

Sưu tầm & Biên soạn

Tham khảo các bản Kinh Dược – Sư  của:

Sư cụ Tuệ Nhuận, HT Thích Viên Thành,

Thích Nguyên Chơn, Thích Nữ Tâm Thường

 

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

GIỚI THIỆU

Kính lễ Đức Bản sư Thích – ca Mâu – ni

Kính lễ thập phương Hiền Thánh Tăng

Đầu quyển Kinh, con không giám bày tỏ lời mình, nhưng để cho có người có duyên tụng đọc biết rõ xuất xứ của Kinh, nên con run sợ, hổ thẹn, chí thành sám hối, giới thiệu vài dòng về kinh này.

Hán dịch Kinh Dược – Sư gồm có 5 bản:

  1. Kinh Bạt trừ quá tội sinh tử đắc độ, 1 quyển, do Bạch – Thi – Lợi – mật – đa – la dịch vào khoảng năm 317 – 322 thời Đông Tấn, Trung Quốc, xếp vào quyền 12, Kinh Quán đảnh.
  2. Kinh Dược Sư Lưu Li Quang, 1 quyển, do Huệ Giản dịch vào năm 457 đời Lưu Tống, Trung Quốc.
  3. Kinh Dược Sư Như Lai bản nguyển công đức, 1 quyển, do Đạt- ma – cấp – đa dịch vào năm 615 thời Tùy, Trung Quốc.
  4. Kinh Dược Sư Lưu Li Như Lai bản nguyện công đức, 1 quyển, do Huyền Trang dịch vào năm 650 đời Đường, Trung Quốc.
  5. Kinh Dược Sư Lưu Li Quang thất Phật bản nguyện công đức còn gọi là Kinh Thất Phật bản nguyện công đức, 2 quyển do Nghĩa Tịnh dịch vào năm 707 đời Đường, Trung Quốc.

Tất cả được xếp vào tập 14, Đại Chánh tân tu đại tạng Kinh. Ngoài ra, còn 2 bản dịch Tây Tạng, một bản tương đồng với bản dịch của ngài Huyền Trang, tên là Bcom – ldam hdas sman- gyi blavaidủryahi hod- kyi snon – gyi  smon-lam –gyi khuyd- par rgyas-pa, một bản giống bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh tên là De-bshin-gségs-pa bdun-gyi snon-gyi smon-lam-gyi khya-par rgyas-pa.

     Bản Kinh Dược Sư lưu hành tại Việt Nam hiện nay gồm 2 bản, một bản do hòa thượng Huyền Dung dịch và một bản do ngài Tuệ Nhuận dịch. Cả hai đều được dịch từ bản Hán của ngài Huyền Trang.

     Nói chung các bản Hán dịch Kinh Dược Sư, 1 quyển đều có nội dung, văn từ đa phần giống nhau. Chỉ có bản do Ngài Nghĩa Tịnh dịch là gồm 2 quyển thượng và hạ. Trong đó có ba phần tư quyển thượng, Đức Phật nói về công đức bản nguyện danh hiệu, cõi nước trang nghiêm của sáu Đức Phật phương đông, từ gần cho đến xa tính từ cõi Ta – Bà. Phần cuối quyển thượng là ba phần tư quyển hạ nói về công đức bản nguyện danh hiệu, cõi nước trang nghiêm của Đức Dược Sư. Sau cùng là nói về việc hộ trì Kinh và người trì Kinh cùng phần phó chúc lưu thông.

              Bản Việt Kinh này, con dịch từ bản Hán của ngài Nghĩa Tịnh, cho nên cũng phân làm hai quyển, nhưng để tiện cho việc tụng niệm, con xin chí thành đảnh lễ sám hối các Đức Phật trong mười phương ba đời, chia lại từ đầu quyển đến hết phần nói về sáu Đức Phật phương đông thuộc quyển thượng, từ phần kể về Đức Dược Sư Lưu Li đến hết bộ là quyển hạ. Đồng thời con cũng xin dịch thêm bản của ngài Huyền Trang, đặt vào phần phụ lục cuối sách, để cho những người có duyên rộng phần tham khảo, hoặc cũng có thể tụng đọc.

     Xin đảnh lễ cáo tri đến tất cả thiện tri thức và những người có duyên.

Cuối mùa An cư PL. 2552 – DL. 2008

Tỳ Kheo Thích Nguyên Chơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Vạn Niên