Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.

917 lượt xem

Vẻ đẹp cổ kính của Chùa Vạn Niên 364 lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Phật giáo hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc

Đạo Phật là đạo trí tuệ, giáo lý Phật giáo rất uyển chuyển linh động, có khả năng làm cho con người có sự năng động sáng tạo. Và tính năng động sáng tạo cũng là bản chất của giới trẻ. Vì vậy, càng nhiều bạn trẻ tìm về với đạo Phật

Các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có thật là Siddhārtha Gautama (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Tất-đạt-đa Cồ-đàm) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời của Siddhārtha Gautama.

Siddhārtha Gautama thường được gọi là Bụt hay Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Theo kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học khảo cổ chứng minh rằng, Siddhārtha Gautama đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc bán đảo Ấn Độ xưa (nay thuộc Ấn Độ, Nepal, Bhutan) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.

Sau khi Siddhārtha Gautama nhập vào nibbāna (niết-bàn) thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy:

Phật giáo Nam tông, còn gọi là Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với triết lý nguyên thủy của Phật giáo.

Phật giáo Bắc tông, còn gọi là Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Mật tông, còn gọi là Phật giáo Chân ngôn, Phật giáo Kim cương thừa.

Ban Ngũ Trí Như Lai 

Phật giáo Nam tông thì phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia). Phật giáo Bắc tông thì phát triển mạnh ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông,… Còn Phật giáo Mật tông thì phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal và Bhutan.

Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y Tam bảo) vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, số người chưa chính thức theo Phật giáo nhưng có niềm tin vào Phật giáo thì còn đông hơn con số đó rất nhiều.

Chẳng hạn như Trung Quốc với 1,4 tỷ dân thì phần lớn dân số đều có niềm tin vào một số quan điểm trong triết lý Phật giáo, dù trên giấy tờ tùy thân thì họ không xác định mình là tín đồ Phật giáo.

Vào sáng mùng một hàng tháng Phật tử các nơi quy tập về chùa tụng kinh phóng sinh

Phật giáo sơ khởi duy lý và vô thần, hướng con người đến nhận thức chân lý, hay còn gọi là tỉnh thức, giác ngộ[1][2]. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người[3] – nghĩa là người hiểu biết. Đức Phật là một vị nhân vật lịch sử có thật tên là Siddhārtha Gautama (625 – 545 TCN) và theo Phật giáo Nam tông thì ông đã dùng 45 năm cuộc đời (còn theo Phật giáo Bắc tông là 49 năm cuộc đời) để đi khắp miền bắc Ấn Độ để truyền bá triết lý.

Mặc dù vậy, theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về bản ngã và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự vô minh, con người giác ngộ trở thành Phật và được giải thoát[4].

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài thuyết giảng và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập.

Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao.

Phương Tây dịch giác ngộ thành khai sáng (enlightenment) vì trong triết học phương Tây, khai sáng là tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn thế giới cũng giống như giác ngộ trong Phật giáo.

Cũng như Nho giáo, Lão giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.

Tịnh Thủy

 

Chùa Vạn Niên